29/10/2022

Kiên Giang có thêm 6 nghệ nhân ưu tú Đờn ca tài tử được vinh danh

Theo đó, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú cho ông Trần Minh Mãi (Tư Mãi), sinh năm 1954, ngụ ấp Mương Đào B, xã Vân Khánh, huyện An Minh. Ông Mãi bắt đầu thực hành văn hóa phi vật thể từ năm 1968, loại hình di sản nắm giữ là nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử; ông mất tháng 2/2022. 

Đồng thời, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú cho các cá nhân:

1. Ông Lê Văn Đẹp (Huỳnh Nhu), sinh năm 1953, ở ấp Hòa An, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành.Ông Đẹp bắt đầu thực hành văn hóa phi vật thể từ năm 1979; số người truyền dạy 30 người; loại hình di sản đang nắm giữ là nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử.  

2. Ông Lê Quốc Trạng, sinh năm 1956, ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận (chỗ ở hiện nay số A11 Lê Quang Định, khu phố Lê Anh Xuân, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá). Ông Trạng bắt đầu thực hành văn hóa phi vật thể từ năm 1972; số người truyền dạy trên 200 người; loại hình di sản đang nắm giữ là nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử.  

3. Ông Đỗ Minh Điển (Minh Quang), sinh năm 1962, ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (chỗ ở hiện nay, ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành). Ông Điển bắt đầu thực hành văn hóa phi vật thể từ năm 1982; số người truyền dạy 21 người; loại hình di sản đang nắm giữ là nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử.  

4. Ông Mạc Văn Dũng (Minh Dũng), sinh năm 1963, ở xã thị Minh Lương, huyện Châu Thành (chỗ ở hiện nay số 487/15A, đường Nguyễn Trung Trực, khu phố 3, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá).Ông Dũng bắt đầu thực hành văn hóa phi vật thể từ năm 1977; chuyên ghi ta phím lõm; số người truyền dạy 27 người; loại hình di sản đang nắm giữ là nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử.  

5. Ông Lý Văn Ngoan (Lý Ngoan, Minh Ngoan), sinh năm 1965, là người khiếm thị ở xã Nam Yên, huyện An Biên (chỗ ở hiện nay, số 173/5A đường Quang Trung, khu phố Quang Trung, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá). Ông Ngoan bắt đầu thực hành văn hóa phi vật thể từ năm 13 tuổi; số người truyền dạy 40 người; loại hình di sản đang nắm giữ là nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử.  

Việc phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân nêu trên là sự động viên, khích lệ của Đảng, Nhà nước đối với những cá nhân đang lưu giữ, trao truyền và thực hành di sản văn hóa phi vật thể, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tính đến nay, tỉnh Kiên Giang đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân ưu tú cho 11 cá nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, có 9 cá nhân thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Đờn ca tài tử và 2 cá nhân thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Khmer. Đây là những nghệ nhân ưu tú đã có nhiều cống hiến, tâm huyết, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

(Nguồn: Thế Hạnh - Cổng thông tin điện tử - Đảng bộ Kiên Giang)